Sep 22, 2012

Cách tẩy các vết bẩn trên vật dùng


Bạn cần biết rằng đối với tất cả vết bẩn nếu có thể thì nên tẩy ngay, đừng để quá lâu, nhất là đối với vải sợi. Nếu để quá lâu thì chất bẩn sẽ ngấm sâu vào bên trong làm cho việc tẩy rửa khó khăn hơn. Khi một loại chất bẩn có khả năng tan hoặc bị pha loãng trong nước thì cố gắng rửa ngay bằng nước, ít ra cũng làm cho nó nhạt màu. Sau đó có thể dùng các cách sẽ được giới thiệu cho quý đọc giả để áp dụng.

Nguyên tắc tẩy rửa mà bạn có thể áp dụng cho bất kỳ chất liệu nào đó là dùng chất có thể hòa tan hay phản ứng với chất bẩn để pha loãng hay tạo nên một hỗn hợp không màu.
 Sau một thời gian sử dụng, các vật dụng trong gia đình hay bị bám bẩn. Có những vết bẩn dễ tẩy được bằng xà bông hoặc tẩy rửa thông , có những vết bẩn cần có một loại đặc trị riêng. Sau đây là một số phương pháp tham khảo để áp dụng tẩy rửa một số loại vật dụng gia đình:

Tẩy các vật dụng:
  • Tẩy vết bẩn trên đồ gỗ: Cho mấy giọt dầu ăn vào một chút sáp ong, đem đun cách thủy cho sáp chảy ra. Đem bôi sáp lên chỗ bẩn rồi dùng vải lau mạnh lên mặt gỗ, vết bẩn sẽ sạch.
  • Tẩy các vết bẩn trên đồ dùng tráng men: Dùng tẩy Javen quét lên vật dụng này, sau vài tiếng rửa lại bằng xà phòng và nước lã; cũng có thể pha một cốc giấm với hai thìa súp (bột canh) hoặc muối đem đun nóng, rồi dùng vải mịn thấm dung dịch này để lau sạch và rửa lại bằng lã. Đối với bàn cầu (bồn cầu), sau khi ngâm bằng nước tẩy chuyên dụng và chà rửa, nếu thấy vết màu từ chất tẩy đó bám trên thành cầu, bạn hãy xịt nước rửa kính lên đó và dùng cọ để đánh bay vết màu.
  • Tẩy vết bẩn trên dụng cụ thủy tinh: Dùng khăn thấm xà phòng lau và rửa lại bằng lã. Nếu bẩn khó sạch thì có thể dùng giấm hay amoniac hoặc alcooi (cồn) để lau. Riêng đối với các chai lọ hay bình hoa bằng thủy tinh có cổ nhỏ sẽ gây khó khăn cho bạn khi phải cọ rửa bên trong. Bạn nên bỏ vào đó một ít gao, hoặc có thể là cát, rồi lắc mạnh. Những bám bẩn sẽ bong ra và bạn chỉ cần rửa lại là xong.
  • Tẩy vết bẩn trên đồ dùng kim khí: Soong nhôm nấu lâu ngày bị đen vì phèn hoặc nhựa rau, chỉ cần lấy nước lã pha một cốc giấm cho vào nồi đun sôi, vết bẩn sẽ hết. Khi đồ dùng bằng thép mở mờ rửa xà phòng rồi lau qua bằng vải thấm alcool. Nếu đồ đạc bị đen, xám không trắng bóng, đem ngâm vào trong dung dịch muối pha bicarbonate de soude với tỉ lệ hai thìa trong hai lít .
  • Với đồ đồng, chỉ cần lau bằng một miếng vải nhúng dầu hỏa, sau khi khô đánh bóng lại bằng một miếng len.
  • Với đồ thau bẩn, nên đánh sạch bằng chanh và muối ăn.
  • Đồ thiếc bẩn, rửa bằng xà phòng rồi lau bằng vải len nhúng dầu hỏa và lau khô bằng một miếng nỉ. Khi đồ sắt bị gỉ, đánh sơ qua bằng giấy ráp, sau đó nhúng vào vaseline và dầu hỏa để khỏi bị gỉ.
  • Đồ bằng bạc: tẩy bằng kem đánh răng sẽ rất sạch. Nhớ dùng bàn chải sợi cước để tránh gây trầy xước vật dùng
  • Tẩy vết bẩn trên nhựa: Đồ dùng bằng nhựa bị đóng cáu, bẩn thì lau cọ rửa bằng xà phòng và ấm. Tuy nhiên, nếu đồ bị vàng ố lâu ngày thì ngâm vào muối, đồ sẽ trắng trở lại.Ngoài ra, nếu đó là một lò vi sóng hay còn gọi là microwave thì sau một thời gian sử dụng sẽ bị bám bẩn bởi chất dầu mỡ, bạn hãy xịt nước lau kính lên nó, rắc bột xà phòng và dùng bàn chải cước để đánh tan lớp dầu mỡ ấy. Sau đó lau rửa lại bằng nước thường. Cách này cũng có thể áp dụng trên lò nướng.
  • Giữ mặt bàn ủi (bàn là) sáng, sạch: Nếu mặt bàn ủi có nhiều vết bẩn do sợi nylon vải cháy thì cắm điện cho bàn là nóng, bôi ít sáp vào rồi dùng giẻ lau, vết bẩn sẽ sạch.
  • Tẩy vết bẩn trên sách: Nếu sách ố vết dầu, đặt một tờ giấy thấm lên trên vết bẩn và dùng bàn ủi để ủi lên trên giấy thấm, giấy bị nóng lên sẽ hút dầu. Nếu sách bị vấy vết mực, đặt giấy thấm xuống dưới trang sách chỗ có vết mực, dùng dung dịch ôxy già 20% bôi lên, đặt một miếng giấy thấm khác lên trên trang sách và lấy vật nặng đè lên. Khi trang sách khô thì vết mực cũng hết.

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...