Nếu
bạn đang bị mắc kẹt và không có một nguồn nước
sạch nào xung quanh, thì bạn cần phải làm cách nào đó
để lấy được nước. Có một số kỹ thuật để làm
điều này, và nó không quá khó để làm một hệ thống
lấy nước. Bạn càng thu thập được nhiều nước , thì
càng có cơ hội sống sót.
Một vài cách khá cơ bản mà bạn có thể lấy nước nơi hoang dã là:
Ngưng tụ hơi nước dưới mặt
đất.
Chọn một khu vực ẩm ướt có
được ánh sáng mặt trời nhiều nhất trong ngày. Nếu là
quanh bờ biển cũng tốt. Khu càng ẩm thì hố càng cạn.
Đào một cái hố hình phểu, đường kính khoảng một
mét, sâu cỡ tới thắt lưng. Đặt ở dưới đáy hố một
vật dụng chứa nước, rồi phủ lên trên miệng hố một
tấm nylon sạch và trong suốt, dằn đất, đá cho kín
chung quanh mép, ở giữa bỏ một cục đá làm cho tấm
nylon thụng xuống ngay ở miệng vật chứa nước. Sức
nóng mặt trời làm cho đất ẩm bốc hơi, đọng lại bên
mặt dưới của tấm nylon, chảy dài xuống và nhỏ vào
vật chứa nước nằm dưới đáy hố. Một hố tốt có
thể cho một lít nước uống mỗi ngày. Nếu có thể thì
dùng một ống nylon hay ống trúc thông mắt, để cắm một
đầu vào vật đựng nước, một đầu ra khỏi miệng hố,
khi cần thì có thể hút nước qua ống mà không phải mở
tấm đậy lên.
Bạn có thể bỏ thêm cỏ ẩm
ướt vào bên dưới hố để tăng lượng hơi ẩm miễn
sao cỏ không độc.
Phương pháp này có thể được
áp dụng ở những vùng hoang mạc khô cằn, bằng cách bỏ
xuống hố một số thân cây mọng nước đã được chặt
nhỏ như xương rồng, sống đời…
Sau khi thu được nước, bạn có thể bỏ vào nước vài mảnh than từ lửa củi để khử mùi và làm cho nước có vị tốt hơn rồi để yên càng lâu càng tốt. Sau đó gạn nước ra chầm chậm và đem đun sôi trước khi uống.
Ngưng tụ nước biển
Nếu bạn lênh đênh trên biển
mà tàu của bạn lại hết nước thì cũng đừng hoảng
sợ. Bạn hãy tìm một cái chậu càng lớn càng tốt, đặt
nó ở một nơi nhận được rất nhiều ánh nắng mặt
trời và đổ nước biển vào đó. Nó sẽ thay cho cái hố
mà bạn phải đào để ngưng tụ hơi nước trên đất
liền. Rồi cứ thực hiện theo cách ngưng tụ như đã nói
bên trên. Nước thu được hoàn toàn tinh khiết và bạn
có thể uống trực tiếp.
Nước từ thực vật
Các loại trái cây thân cây mọng
nước như tre, chuối, dừa, các loại dưa... hoặc dây leo
lớn trong rừng cũng là những nguồn cung cấp nước và
thức ăn cho bạn. Tuy nhiên, trước khi ăn chúng, bạn phải
chắc chắn chúng không có độc hay gây dị ứng đối với
cơ thể.
Hầu như tất cả các
loại dây leo trong thiên nhiên đều chứa nước, nhất là
các loại dây leo thân mềm. Tuy nhiên trước khi sử dụng
cũng phải biết rõ tính chất loại dây leo đó. Các loại
nước ở dây leo có những mùi vị khác nhau, có khi gây
ngứa cổ, cho nên cần phải nếm thử, nhưng hầu hết là
tinh khiết.
Để lấy nước, dùng dao chặt xiên ở phần gốc, gần mặt đất. Kê bình chứa vào để hứng nước. Sau đó với lên, hoặc leo lên một đoạn, chặt mở miệng một vết sâu hơn phân nửa dây leo, nước sẽ từ từ chảy vào bình.
Để lấy nước, dùng dao chặt xiên ở phần gốc, gần mặt đất. Kê bình chứa vào để hứng nước. Sau đó với lên, hoặc leo lên một đoạn, chặt mở miệng một vết sâu hơn phân nửa dây leo, nước sẽ từ từ chảy vào bình.
Bạn cũng có thể chặt đứt hẳn một đoạn dây leo dài khoảng 1 mét (chặt gốc trước ngọn sau). Cầm dựng thẳng lên, kê phần gốc vào miệng, nước sẽ chảy từ từ xuống. Khi hết nước, thì bạn chặt một đoạn khác.
Cây chuối mọc hoang hay được trồng rất nhiều ở những vùng nhiệt đới. Muốn có nước, bạn có thể dùng một lóng trúc hay nứa, cắt vát một đầu, chọc vào giữa thân cây chuối, đầu kia của lóng trúc buộc một túi ni lông để hứng lấy nước chảy ra mà uống. Hoặc bạn chặt ngang thân chuối, cách mặt đất chừng 1 gang tay (20cm). Khoét một lỗ hình chén ở giữa, sâu xuống cho đến phần gốc (củ). Chừa bẹ chung quanh vừa đủ dầy để giữ nước. Khoảng một giờ thì nước trào lên, các bạn múc đổ vào bình chứa nước, và cứ tiếp tục như thế cho đến khi kiệt nước. Mỗi gốc chuối làm như vậy, có thể cho ta nước từ 4 – 5 ngày.
Trường hợp gặp cây
dừa mới ra hoa, mà chúng ta thì rất cần nước. Hãy níu
cuống hoa cho cong xuống (có thể dùng dây để trì giữ
lại), và cắt chỗ giáp cuống với buồng hoa. Dùng bao
nylon chụp lại để hứng nước. Đừng để không khí
tiếp xúc nhiều với vết cắt, nếu không, thì cứ 12 giờ
lại phải cắt thêm một lát mỏng, vì váng đã đóng bít
các lỗ hỗng dẫn nước. Với cách nầy, mỗi cây dừa
sẽ cho các bạn 1 lít nước trong một ngày đêm. Tương
tự với cây thốt nốt thì bạn cắt một đoạn ở đầu
cuống hoa, rồi buộc bao nylon hay ống dẫn nối với bình
chứa.
Ở những vùng đất
khô cằn hay hoang mạc, người ta thường gặp những cây
xương rồng khổng lồ Saguaro (không thấy ở Việt Nam)
thân cây chứa rất nhiều nước. Để lấy nước, người
ta lựa những cây thấp, mọng nước (khía căng, không lõm
sâu), cắt ngang thân cây, rồi dùng gậy hay tay quậy một
lúc ở trong ruột cây, nó sẽ cho chúng ta một chất nhờn
tựa như thạch, có thể ăn để đỡ khát.
Ở trong những vùng băng tuyết, bạn có thể lấy nước ở những dòng suối chảy nhanh không kịp đóng băng. Nhưng nếu sông, suối, hồ… đã đóng băng rồi, hãy tìm những chỗ có tuyết phủ vì có thể băng ở đây mỏng hơn chỗ khác, dùng rìu băng hay khoan đục thủng một lỗ. Khi đục, nhớ cột dụng cụ vào đầu một sợi dây, đầu kia neo vào đâu đó trên băng, để nếu băng vỡ bất ngờ, bạn không xẩy tay tuột mất dụng cụ. Ban đêm, để cho lỗ thủng không đóng băng trở lại, bạn đậy trên lỗ một miếng vải rồi phủ tuyết lên.
Nấu chảy băng tuyết trên lửa cũng là một các tạo ra nước. Bỏ băng tuyết vào nồi và nấu trên lửa. Cách khác để lấy nước là bỏ băng tuyết vào một cái bao vải sạch, đoạn treo lên cạnh một ngọn lửa. Đặt một cái chậu phía dưới để hứng nước. Sức nóng của ngọn lửa sẽ làm cho tuyết tan ra chảy xuống chậu, và cũng sức nóng đó, giữ cho nước trong chậu không đóng băng.
Ngoài ra chúng ta có thể
hứng lấy nước sương vào ban đêm đến rạng sáng, hay
nước mưa.
Bạn cũng đừng quá chú tâm
đến việc lấy nước uống vào cơ thể mà quên cách giữ
cho cơ thể ít thoát nước nhất. Đó là bạn phải tìm
cách hạ nhiệt cơ thể vào lúc nóng, và sưởi ấm
vào lúc lạnh.
Trong bài khác, chúng tôi sẽ giới
thiệu các cách chuyển đổi nước thành nước có thể
uống được.
Tuyết có khi nào cũng sạch hông?
ReplyDeleteBài này thuộc về các kỹ năng sống sót, vì thế để sinh tồn thì cho dù sạch hay dơ trong lúc cấp bách mình cũng phải uống chị ạ.
DeleteNhưng em nghĩ tuyết vẫn sạch hơn là nước của lũ lụt mà người miền Tây, miền Trung phải đối diện. Nếu đi ăn ở chợ nổi, biết đâu chừng họ cũng múc nước sông để nấu rồi bán...rửa chén thì chắc chắn rồi...cho cái chén xuống nước tráng sơ là xong.
Bài này là do anh N. viết, theo như cuối bài thì có lẽ anh ấy sẽ viết thêm về cách chuyển đổi thành nước uống được....
Nước ao hồ có lẽ em không dám uống, nhưng nước tuyết em sẽ uống nếu cần @_@
ReplyDeleteđã là tuyết thì mình nghĩ 100% là sạch ( bởi vì các chất khác nhau thì có 1 nhiệt độ nóng chảy khác nhau!!! nên chúng sẽ tách nhau ra )
ReplyDeleteMình nghĩ tuyết cũng giống như nước mưa hay sương, cũng có chứa một số chất hội tụ từ khí quyển, biển và đất liền do các đám mây trôi và mang theo. Tuy nói là có thể an tâm để uống, nhưng nếu bầu không khí bị ô nhiễm hoặc ở những vùng công nghiệp có nhiều khí thải thì sương, tuyết và cả nước mưa cũng bị ảnh hưởng. Đó chỉ là để nói về mặt vệ sinh và sức khỏe, nhưng nếu về mặt SINH TỒN thì lại là chuyện khác, đúng không bạn!
Delete