Sep 20, 2012

Cách giảm sốt miệt vườn

Song song 25 cách giảm sốt dân gian thông dụng, còn có một số cách giảm sốt dựa theo kinh nghiệm các bài thuốc dân gian thường gặp ở các vùng quê để giúp thanh nhiệt hạ sốt.  Chúng ta hãy cùng tham khảo thêm nhé:

Rau Bợ (rau bợ nước, cỏ chữ điền):

Rau bợ giúp thanh nhiệt, giảm sốt
-  Rau bợ là cây thảo thuộc loại cỏ bán thủy sinh, rất giống loài me đất, thân rễ mảnh bò ngang mặt bùn, có thân bò dưới đất, mảnh, chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và 2 lá có cuống dài. Lá có 4 thuỳ chéo chữ thập. Mùa sinh sản vào khoảng tháng 5, tháng 6. Rau bợ ăn bùi, ngọt như rau ngót, có vị hơi chua của me, tanh giống diếp cá.  Nó là loại rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, rãnh, mương, hồ và đầm lầy. Rau bợ tuy là rau dại nhưng giá trị dinh dưỡng cao và là một dược liệu quý. Dân một số địa phương ở miền Bắc thu hái rau bợ quanh năm để làm rau sống, nấu canh ăn hằng ngày hoặc phơi khô dùng như trà thuốc có tác dụng giải nhiệt cơ thể, trị ngứa, rôm sảy mùa hè.
-  Để giảm sốt dùng rau bợ lượng vừa đủ, rửa và ngâm sạch rồi giã nát vắt lấy nước cốt uống, liều lượng tùy lứa tuổi, người lớn mỗi lần uống 200 ml, mỗi ngày 2 lần.
- Rau bợ có tính hàn nên những người lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh… không nên dùng.

Lá Tre / Lá Dâu / Lá Sắn:

- 20g Lá tre non + 20g lá dâu non + 20g lá sắn dây, sắc lấy nước uống.

Cỏ Nhọ Nồi (Cỏ Mực):

Cỏ Mực được sử dụng để giảm sốt
- Cỏ nhọ nồi (còn gọi là cỏ mực) mọc hoang trên khắp đất nước ta. Nó sống mọc đứng hay mọc bò, cao khoảng 30–40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa.
- Nó có vị chua, ngọt, tính hàn nên phải cẩn thận khi dùng nó khi bị sốt đi đôi với tiêu chảy.
- Lá cỏ nhọ nồi lượng vừa đủ, rửa sạch, ngâm dung dịch thuốc tím như ngâm rau sống rồi giã nát lấy nước cốt cho người bệnh uống (liều lượng tùy theo lứa tuổi, người lớn ít nhất là 200ml, trẻ con 50ml), còn bã đắp lên thóp trước (với trẻ nhỏ) hoặc đắp vào huyệt bách hội (giao điểm của đường trục dọc qua giữa đầu với đường nối hai đỉnh vành tai khi gấp vành tai áp sát vào đầu, sờ vào đó có một khe hõm nhỏ), và ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ 2 (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân (với người lớn).

- Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc này có vẻ không dễ tìm nhưng mình cũng đưa vào để cả nhà cùng tham khảo.
Sài đất: hoa vàng, lá có lông, vị ngọt hơi chua
Cây cối xay: toàn thân có lông, mọc hoang
Cây ké đầu ngựa: mọc hoang

 Rễ Cây Chuối Tiêu:

- Rễ cây chuối tiêu 500g ngâm rửa sạch, muối ăn 30g, hai thứ giã nát rồi đắp lên các huyệt trung đình (ở chỗ hai bờ sườn gặp nhau làm thành một góc nhọn), cưu vĩ (ở điểm nối 7/8 dưới và 1/8 trên của đoạn nối rốn và huyệt trung đình) và cự khuyết (ở điểm nối 6/8 dưới và 2/8 trên của đoạn nối rốn và huyệt trung đình). Khi bã thuốc khô thì lại thay thuốc mới cho đến khi thân nhiệt trở về bình thường.

Thân Cây Chuối:

- Thân cây chuối non một đoạn dài chừng 40 cm, ngâm rửa sạch rồi bóc bỏ bẹ già bên ngoài, thái vụn, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Rau Kinh Giới:

Rau king giới giúp giảm sốt
- Hành củ tươi và lá kinh giới tươi lượng vừa đủ, đem giã nát rồi chia đắp lên chóp mũi vài lần trong ngày.

Gừng:

- Gừng tươi 10g, hành củ 10g, rau mùi 10g, trứng gà 2 quả luộc chín bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng. Các vị thuốc đem hấp chín, gói vào túi vải rồi chườm khắp toàn thân cho đến khi mồ hôi vã ra một chút là thân nhiệt sẽ hạ. Bài thuốc này dùng cho những người bị sốt cao do cảm cúm mà không có mồ hôi (cảm mạo phong hàn)...

Cây Thanh Hao:

Cây thanh hao có công dụng giảm sốt
- Ở Việt Nam, cây thanh hao mọc hoang và được trồng ở miền Bắc và ở Lâm Đồng. Lá và ngọn non dùng làm nấu canh.
- Thanh hao 10g, hành củ 3 củ, gừng tươi 10g, giun đất 7 con. Tất cả đem giã nát hòa với cồn 70% thành dạng hồ rồi dán vào thóp trước, 5 đến 10 phút thay thuốc 1 lần. Chuyên dùng cho trẻ sơ sinh sốt cao và có thể có co giật.

Sài Hồ:

- Sài hồ, kinh giới, tía tô, bạc hà mỗi thứ 20 - 50g, sắc trong 5 phút rồi bỏ bã, chế thêm nước lạnh, dùng khăn mềm thấm dịch thuốc lau toàn thân cho trẻ trong 15 phút. Chuyên dùng cho trẻ em sốt cao do ngoại cảm.

0 comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...